Vượt qua nỗi sợ hãi và sự nghi ngờ bản thân với 5 lời khuyên đắt giá sau

Vượt qua nỗi sợ hãi và sự nghi ngờ bản thân với 5 lời khuyên đắt giá sau



Có lần, tôi nâng tạ cùng với chủ phòng tập gym. Cô ấy đang thực hiện bài tập cử đẩy. Tôi thì tập Squat.

Vào giữa các đợt tập, tôi hỏi cô ấy đã bao giờ thi nâng tạ kiểu Olympic chưa. “Chị nên thi một lần. Rất vui và nhất định chị sẽ trở thành một vận động viên nâng tạ
.”

“Mọi người nói với tôi như vậy, nhưng tôi không biết,” cô ấy trả lời. “Các cuộc thi khiến tôi lo lắng. Tôi chỉ nghĩ: Nếu mình trượt một lượt nâng tạ và bị tất cả những người khác nhìn thấy thì sao?”

Hãy dừng lại trong giây lát. 

Nhớ rằng, đây là người CHỦ của một phòng tập gym. Tuần nào cô ấy cũng nâng tạ lỡ nhịp và nhìn thấy hàng trăm người khác cũng bị lỡ như vậy. Và tuy nhiên, cô ấy đang để cho nỗi sợ bị đánh giá ngăn cản cô làm những việc mình muốn. 

Cuộc trò chuyện ngắn này nhắc tôi nhớ tại sao tôi lại ghét “ra quyết định dựa trên nỗi sợ” và khiến tôi nghĩ về tầm quan trọng của việc vượt qua sự sợ hãi. Hãy tìm hiểu về cách làm chiến thắng nỗi sợ cũng như sự nghi ngờ bản thân và làm những việc bạn muốn.

Ra quyết định dựa trên nỗi sợ

Ra quyết định dựa trên nỗi sợ là khi bạn để cho sự sợ hãi hoặc lo lắng kiểm soát những hành động của mình (hoặc, trong phần lớn trường hợp, việc bạn không hành động). 

Ví dụ …

  •  “Mình muốn viếng thăm châu Phi, nhưng sẽ ra sao nếu có việc tồi tệ xảy ra trong lúc mình ở đó? Mình sẽ đến nơi khác vậy.” 
  • “Mình thích viết sách, nhưng nếu mọi người ghét sách của mình thì sao? Có thể mình nên đọc nhiều hơn trước khi bắt đầu viết.” 
  • “Mình muốn có thân hình cân đối, nhưng nếu trông mình thật ngớ ngẩn ở phòng gym thì sao? Mình cần phải giảm vài kí trước khi bắt đầu đến phòng tập.” 


Kết quả đáng tiếc là bạn không thực hiện những việc mà bạn cho là quan trọng với mình. 

Rõ ràng, bản thân tôi đã phạm lỗi này nhiều lần. Thực tế, trong 2 năm, tôi đã nghĩ ra đủ mọi loại lý do tại sao tôi không nên lập ra trang web này. Tôi cũng nghĩ ra những lời biện hộ cho việc tôi không xây dựng doanh nghiệp, không bắt đầu các dự án, không nộp đơn đi học, không ứng tuyển việc làm, v.v…

Nói cách khác, đây là một sai lầm mà tất cả chúng ta đều mắc phải. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta nên tiếp tục mắc sai lầm đó. 

Sau tất cả những sai lầm của mình, sau đây là một vài quy tắc quan trọng mà giờ đây tôi cố gắng ghi nhớ… 

1. Đừng chọn những mục tiêu thoải mái đối với bạn. 

Khi chủ phòng tập gym chọn tránh né thi thố và chỉ nâng tạ lỡ nhịp tại phòng tập của cô ấy mà thôi, thì đó là một cách giữ cho rủi ro ở mức thấp. Nhưng thất bại trong vùng an toàn là một cách hay để kìm hãm bản thân bạn. 

Nếu bạn thất bại trong vùng thoải mái (Comfort Zone) của mình, đó không hẳn là thất bại mà chỉ là sự giậm chân tại chỗ. Luôn ở trong vùng thoải mái nghĩa là chẳng bao giờ thử bất kì điều gì mới mẻ.

Nói cách khác, việc cảm thấy mình kém hơn người khác cũng là một điều tốt


Thất bại trong vùng thoải mái vẫn còn "an toàn" đối với bạn. 

2. Không ai ủng hộ bạn thất bại. 

Có thể bạn sẽ thành công, hoặc sẽ thất bại. Phần lớn mọi người không quan tâm việc bạn thành công hay thất bại. 

Đây là điều tốt! Thế giới rộng lớn và bạn thì nhỏ bé, và điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể theo đuổi ước mơ của mình mà không cần lo lắng về những gì người khác nghĩ. 

3. Chỉ vì bạn không thích nơi mình phải bắt đầu không có nghĩa là bạn không nên bắt đầu.
 
Khi mới bắt đầu viết, tôi ước gì mình viết giỏi hơn. Khi bắt đầu gây dựng doanh nghiệp, tôi ước mình là một doanh nhân thông minh hơn. Khi mới bắt đầu cầm máy, tôi ước mình là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hơn. Nhưng quan trọng hơn bất kì điều gì, tôi vui vì mình đã lựa chọn bắt đầu mặc dù không giỏi lúc ở xuất phát điểm. 

Sự sợ hãi và ngờ vực có thể khiến bạn cảm thấy không sẵn sàng. 

  • “Mình nên học nhiều hơn trước khi thực hiện bài kiểm tra này.”
  • “Mình nên luyện tập nhiều hơn trước khi thi đấu.” 
  • “Mình nên có được bằng cấp này trước khi khởi nghiệp.” 


Đây là câu hỏi khó khăn buộc bạn phải cân nhắc: Bạn sẽ trì hoãn những gì mình có thể làm đến bao lâu chỉ để duy trì những gì mình đang làm?


4. Hãy thôi hành động như thể thất bại là điều chắc chắn. 

Ai nói bạn sẽ thất bại? Chỉ bởi vì ai đó ứng tuyển thất bại một công việc không có nghĩa là bạn cũng sẽ bị từ chối. Có thể nhà xuất bản ghét quyển sách do bạn của bạn viết, nhưng không có nghĩa là họ ghét quyển sách do bạn viết. Có thể trước đây bạn đã cố gắng giảm cân, nhưng không có nghĩa bây giờ bạn không thể giảm cân. 

Bạn không được định sẵn là “nâng tạ lỡ một nhịp”. Thực tế, có thể bạn được định sẵn là sẽ thành công. 

Hãy thôi hành động như thể thất bại là điều chắc chắn.



5. Thất bại thật sự duy nhất là không hành động ngay từ đầu. 

Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với cảm xúc sợ hãi, ngờ vực và yếu đuối. Và không may, phần lớn chúng ta để cho những cảm xúc đó điều khiển hành động của mình. Vì lí do này, lựa chọn đơn giản là hành động là thường khiến bạn khác biệt với hầu hết mọi người. Bạn không cần phải thực hiện xuất sắc việc mình làm, bạn chỉ cần là người thật sự quyết định làm việc đó. 

Bạn có thể gặt hái rất nhiều thành công bằng cách thực hiện những việc mà hầu hết mọi người đều tìm lý do né tránh.

James Clear

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.