Hướng dẫn viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường
Hướng dẫn viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường
Kinh nghiệm luôn là những tiêu chí hàng đầu của các NTD khi tuyển các ứng viên. Tuy nhiên bạn là “tân cử nhân” khi đi xin việc. Vậy trình bày hồ sơ như thế nào để thuyết phục NTD chọn bạn…
Không download những mẫu hồ sơ thật chuyên nghiệp trên mạng về làm của mình.
Bởi đây là những hồ sơ dành riêng cho các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc nên chắc chắn rằng nó hoàn toàn không phù hợp với bạn ở thời điểm hiện tại. Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi xin việc là phải hiểu nhà tuyển dụng muốn gì, cần người có những tiêu chuẩn kỹ năng như thế nào. Hãy tìm 1 mẫu cơ bản có sẵn dành cho ứng viên chưa có kinh nghiệm, trình bày thật chững chạc đàng hoàng, không cần trang trí đẹp và cầu kỳ
Hướng dẫn viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường |
Xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, thể hiện được định hướng phát triển trong tương lai là một trong những nội dung quan trọng trong những CV dành cho những người chưa có nhiều kinh nghiệm
Dùng Email chứa tên thật của bạn
Một điểm quan trọng cơ bản bạn nên lưu ý khi viết hồ sơ chính là cập nhật thông tin kịp thời kể cả email, số điện thoại, địa chỉ liên hệ. Chú ý rằng đừng dùng địa chỉ email không đàng hoàng như tên riêng, biệt danh của bạn thời sinh viên nhé, nó sẽ khiến hồ sơ bạn bị mất điểm rất cao. Hãy dùng Email chứa tên thật của bạn. Đừng để những lỗi không đáng này sẽ lấy đi cơ hội có được việc làm mơ ước của bạn.
Biết đánh bóng CV cho bản thân
Cho dù NTD luôn biết trên thị trường lao động, số người mới không có hoặc có ít kinh nghiệm rất nhiều và áp đảo số người có kinh nghiệm lâu năm. Và điều họ kỳ vọng là một số người trẻ tuổi nào đó sẽ dám thể hiện bản thân, dám bươn chải. Đây là dấu hiệu cho một nhân viên tự tin, sẵn sàng đương đầu với khó khăn và thất bại trong tương lai.
Hầu hết, hiện này dù công ty tuyển dụng có đăng tin tuyển ứng viên và yêu cầu người có kinh nghiệm, điều này không có nghĩa là họ chỉ muốn những người như vậy. Vì thế, bạn đừng vội từ bỏ vị trí mình mong muốn chỉ vì không tự tin vì chưa có kinh nghiệm
Thực tế kinh nghiệm chỉ được đút rút thông qua quá trình làm việc, vẫn dụng các kiến thức về chuyên ngành bạn theo học vào trong việc. Ví dụ như ngành kế toán nói riêng thì việc các bạn biết và hiểu về luật thuế có thể nói đó là điều bắt buộc, hay việc định khoản hạch chuẩn cũng sẽ được áp dụng cho công việc của kế toán hàng ngày thông qua việc lên sổ sách… Những kiến thức này rất có thể bạn sẽ được kiểm tra khi được mời tham gia phỏng vấn thông qua việc Test trên giấy hoặc hỏi trực tiếp.
Nếu bạn có một thành tích đáng nể trong quá trình học tập và trải nghiệm tại trường học. Chẳng bạn, với công việc kế toán, nắm vững kiến thức về luật, tính toán… sẽ là những yếu tố được sử dụng để thuyết phục nhà tuyển dụng. Đừng cho rằng như vậy là quá chi tiết và không nhất thiết phải viết vào CV. Bạn có thể chứng minh nó thông qua bảng điểm.
Ngoài ra, bạn có thể thêm vào các hoạt động đoàn đội, tình nguyện, câu lạc bộ tiếng Anh hay môi trường… bạn từng tham gia khi còn đi học. Trong suốt quá trình bạn tham gia bạn đã tích lũy được những kỹ năng mềm nào? Ví dụ: giao tiếp, thuyết trình, nói trước đám đông, làm việc nhóm, quản lý thời gian… Hãy đưa chúng vào mục Kỹ năng. Rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay tìm kiếm những ứng viên năng động, nhiệt tình như vậy cho dù họ không có kinh nghiệm làm việc thực tế.
Kinh nghiệm làm việc luôn là nỗi lo lắng hàng đầu của các bạn mới ra trường khi đi xin việc. Đặc biệt, vào thời buổi kinh tế “của khôn người khó”, các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm nhân lực thì việc yêu cầu về kinh nghiệm để hoàn thành nhiều công việc cùng lúc lại càng được đề cao. Tuy nhiên, bạn không nên vội từ bỏ. Việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là cần phải tìm hiểu về nhà tuyển dụng, phải biết họ cần gì, họ muốn gì. Hãy “bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần, chứ không nên rao bán cái mình có”. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng. Đó là nguyên tắc đầu tiên mở màn cho chặng đường xin việc.
Nguồn: Sưu Tầm
Không có nhận xét nào: