Những sai lầm cần tránh khi viết CV

Có khi nào các bạn đã từng gửi bản CV của mình tới hàng loạt nhà tuyển dụng khác nhau sau đó chờ đợi một cuộc điện thoại với hy vọng rằng một trong số họ sẽ gọi các bạn đi phỏng vấn, nhưng kết quả lại là vô vọng hay chưa?

Thực tế có rất nhiều ứng viên cho rằng CV chỉ là công cụ để tự giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng còn cuộc phỏng vấn trực tiếp mới quan trọng. Tuy nhiên, họ lại không hiểu được một vấn đề mấu chốt. Đó là CV chính là cánh cửa đầu tiên để được gọi phỏng vấn.

Brad Turkin, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Comforce Corporation đã nói về CV như sau: “Có rất nhiều cách bạn có thể làm để tạo được những ấn tượng quan trọng đầu tiên với nhà tuyển dụng, nhưng chìa khóa của vấn đề chính là CV”.

CV


CV là cầu nối giữa các bạn với nhà tuyển dụng và đây chính là cơ hội để bạn quảng bá bản thân mình, là chìa khóa để được gọi phỏng vấn. Vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu và viết CV một cách nghiêm túc là hết sức cần thiết.

Vì thế, bạn hãy cân nhắc những lỗi thường gặp sau đây để chuẩn bị một CV tốt nhất cho hành trang kiếm tìm việc làm của mình.


Sử dụng mẫu CV cũ

Nếu một người nào đó sử dụng cùng một kiểu CV từ khi tốt nghiệp đại học, anh ta chắc chắn sẽ gặp thất bại. Các mẫu CV cũ với các đề mục như “Mục tiêu” và “Trình độ học vấn” được liệt kê ở phần trên cùng không còn thích hợp với tất cả những ai có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm. Thay vào đó, bạn nên dùng từ 3-5 dòng để liệt kê các điểm mạnh nghề nghiệp của bản thân.

Lỗi chính tả, “format” văn bản

Đây được coi là một lỗi rất nghiêm trọng, thể hiện sự không cẩn thận. Bạn nên biết, ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là ấn tượng quan trọng nhất. Với một bản CV đầy lỗi chính tả, và cách “format” văn bản không chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá phần nào tính cách chủ nhân của nó.


Kinh nghiệm làm việc được viết giống như mô tả công việc

Mục này nên nói rõ bạn có thể làm việc hiệu quả đến đâu, liệt kê những thành quả đạt được và chứng tỏ những lợi ích nếu họ tuyển dụng bạn. Chứng minh những điều kể trên bằng thông tin thực tế kèm theo lời cam đoan.


Lan man

Đối với những ai đã thay đổi việc quá nhiều, tuyệt đối đừng liệt kê một mớ bòng bong danh sách các công việc. Nếu bạn có kinh nghiệm trên nhiều lãnh vực và nhận thấy cần thiết phải được đề cập trong CV, hãy nhóm chúng thành các dạng công việc phía dưới các tiêu đế như “Tư vấn/ Huấn luyện” hay “Dịch vụ khách hàng/Bán hàng”.

 Nhân tố tình cảm

Đừng đề cập nguyên nhân nghỉ việc như: bị chèn ép, không thích công ty cũ, mâu thuẫn với đồng nghiệp. Đối với một số trường hợp, việc giải thích riêng sẽ tốt hơn.

Dài dòng

Lỗi thường gặp
Không nhà tuyển dụng nào có đủ thời gian để đọc tất cả các công việc bạn đã làm từ thời trung học. Họ chỉ muốn biết các kinh nghiệm liên quan đến công việc. Vì thế, hãy làm nổi bật các công việc gần đây nhất và tổng kết lại quá trình làm việc trước đây trong khoảng vài dòng trên tổng số 1-2 trang CV.

Không có mục tiêu thích hợp

Một số nhân viên cảm thấy chán nản với công việc hiện tại, vì thế học gửi CV cho tất cả các mẩu đăng tuyển trên báo mong thoát khỏi công ty càng sớm càng tốt. Hãy dành thời gian để xác định rõ công việc bạn thật sự mong muốn có cơ hội được phỏng vấn. Liệu kinh nghiệm của bạn có phù hợp với các yêu cầu được liệt kê không? 

Gửi CV không vì bất cứ lí do gì

Sau khi đã kiểm tra cẩn thận, đừng quên một trong các nhân tố quan trọng nhất để có một Hồ sơ xin việc hiệu quả – The Cover Letter (thư ngỏ). Trong bức thư này, hãy nêu rõ nguyên nhân bạn gửi CV đến công ty và cho vị trí nào. Đừng khiến cho mọi người nghi ngờ và đặt câu hỏi về CV được gửi đến. Hãy làm cho mọi thứ rõ ràng ngay từ đầu.

Ngoài ra, bất cứ thành công nào cũng cần có sự đầu tư về thời gian và công sức. Bạn sẽ không thành công nếu gửi cùng một sơ yếu lý lịch cho nhiều nhà tuyển dụng khác nhau. Cho dù là cùng một lĩnh vực hay vị trí, mỗi nhà tuyển dụng và công ty đều có những đặc điểm khác nhau.

Hãy tìm hiểu, nắm bắt được nhu cầu của họ và tùy biến sơ yếu lý lịch của mình một cách thích hợp, bạn mới có cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.